Cách đây không lâu, khi mình đang đi dạo với Nhôm bé bỏng, bỗng nhiên em bé nói với mình: “Mẹ ơi, con đã gây ra một lỗi lầm”. Ngay lúc đó, mình đã dừng lại, nhìn cô con gái bé nhỏ đang nhăn nhó và đầy căng con, mình đã ngồi xuống cùng con.
Vai kề vai với con, mình nói: “Mẹ đang lắng nghe con đây”
“Dạ… con vẫn đang suy nghĩ” – con bé đáp lại
Vào lúc đó, mình lại đang rất bận bịu với một đống công việc ở nhà, mình thực sự muốn con bé nói thật nhanh để mình có thể giải quyết các việc của mình. Nhưng mình đã ngừng sự vội vã của mình lại và nói với con rằng: “Được, mẹ sẽ đợi cho đến khi nào con nghĩ ra điều cần nói”. Và sau đó mình đợi.
Mình đã đợi bởi vì mình hi vọng rằng với việc dành thời gian và kiên nhẫn với con, con sẽ nghĩ ra được điều cần phải làm để sửa chữa những lỗi lầm của mình.
THỜI GIAN VÀ SỰ KIÊN NHẪN chính là hai công cụ để dạy con về tính trách nhiệm. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ lại thường quên sử dụng chúng.
Chẳng có gì là xấu khi chúng ta dạy con trẻ những bài học quan trọng về tính trách nhiệm và “những hậu quả sau mỗi hành động của chúng”, tuy nhiên, chúng ta – những người đang làm cha làm mẹ lại thường rất dễ bị rơi vào tình trạng cố gắng sửa cho con thật nhanh, đặt ra những câu hỏi và giảng giải thật nhiều.
Giống như có một chiếc chuông báo động luôn ở trong não của chúng ta và chỉ chờ cho con trẻ mắc lỗi là sẽ kêu lên không ngừng vậy!
Thế nhưng, thời gian và sự kiên nhẫn với tâm thế luôn sẵn sàng lắng nghe sẽ hiệu quả hơn nhiều so với những bài giảng và những hình phạt.
DẠY CON VỀ TÍNH TRÁCH NHIỆM – CHA MẸ CẦN LÀM GÌ?
Cụm từ “Tính trách nhiệm” trong tiếng anh là “Responsibility” được tách ra thành hai từ: Response (Sự phản ứng/phản hồi) và Ability (Khả năng).
Trẻ nhỏ cảm thấy sẵn sàng và có thể phản ứng lại tình huống chính là điều sẽ giúp con trưởng thành trong cách sống có trách nhiệm.
Khi trẻ học cách ứng phó với nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống thực, như việc phản ứng lại với những sai lầm của mình, chúng sẽ phát triển tính trách nhiệm trong con người mình. Và khi bạn dành tặng con thời gian và sự kiễn nhẫn của mình, con sẽ cảm thấy như được tiếp thêm niềm tin và phát triển khả năng giải quyết vấn đề của mình.
Nhưng bạn nghĩ thế nào về những hậu quả…. Và trẻ nhỏ có cần biết về những hậu quả sau những hành động của chúng hay không?
Bất kỳ hành động nào cũng kèm theo những kết quả tốt, xấu hoặc bình thường, nhưng việc tập trung quá nhiều vào những hậu quả, các phụ huynh đã lấy đi cơ hội để dạy con về tính trách nhiệm – điều quan trọng nhất.
“Giúp trẻ nhận ra những hậu quả trong những chọn lựa của chúng thì khác hẳn với việc áp đặt những hậu quả lên chúng.” – Jane Nelsen D.Ed. tác giả của hàng loạt bài viết bán chạy nhất về Kỷ luật Tích Cực.
TÍNH TRÁCH NHIỆM CÓ THỂ KHÔNG ĐẾN TỪ VIỆC ÁP ĐẶT NHỮNG HẬU QUẢ
- Phạt trẻ đứng trong góc tường vì mình làm đổ sữa sẽ không dạy con cách làm thế nào để rót sữa sao cho đúng và phải dọn dẹp ra sao khi làm đổ.
- Cho trẻ biết bạn đang xấu hổ vì sự gian lận của con trong bài kiểm tra sẽ không giúp con hiểu được việc học quan trọng như thế nào và tại sao nó lại quan trọng. Nó cũng không dạy con cách nhờ các bạn hoặc thầy cô giảng bài khi gặp bài khó.
- Phạt con không cho chơi game vì con đã đánh em gái mình khác sẽ không dạy con cách làm thế nào để bộc lộ sự ghen tị, sự phiền toái hay sự thất vọng theo hướng tích cực.
Nuôi dạy tính trách nhiệm trong con sẽ không quá quan trọng với việc tìm ra những kết quả đúng đắn. Và mọi thứ bạn cần làm chính là khuyến khích con tham gia, trở thành những người giải quyết vấn đề, những nhà tư duy phản biện và có khả năng tìm ra hướng đi đúng đắn. Những người có khả năng chấp nhận hoàn cảnh của mình, họ sẽ biết tìm kiếm những giải pháp và nói ra sự thật dù vấn đề đó có lớn đến đâu.
Thay vì tập trung vào những kết quả, hãy dạy cho con cách Response (Phản ứng) + Ability (Khả năng) … chúng ta có thể bắt đầu với:
- Khi con vẽ và tô màu lên tường nhà: “Mẹ nhìn thấy những hình vẽ con vẽ trên tường, giờ con hãy đi lấy xà bông và những miếng bọt biển để lau sạch chúng. Và lần mình nếu con muốn tô màu, con hãy lấy giấy ở trong ngăn kéo kia nhé.”
- Khi con làm đổ nước ra sàn, bạn có thể nói: “Con hãy lấy một chiếc khăn khô trong nhà tắm và lau khô sàn nhà nhé”. Sau đó bạn hãy chờ cho con lau xong và tận dụng cơ hội để đưa ra nhiệm cho con: “Con có thể rót cho mẹ một ly nước khác hay không?”.
- Khi con làm vỡ một thứ gì đó: “Ôi con hãy nhìn này, chúng đã bị vỡ rồi. Một tin tốt là chúng ta có thể gắn nó lại”. Và tiếp đó bạn có thể nói: “Nếu con muốn lấy gì đó trong tủ này, lần sau con phải hỏi mẹ trước nhé”.
Và cuối cùng, sau những gì bạn dạy con, con sẽ tự áp dụng một cách có trách nhiệm:
- “Con làm đổ nước rồi ạ, con sẽ lấy khăn lau!”
- “Ôi con xin lỗi vì đã làm vỡ nó, mẹ có thể giúp con gắn lại không ạ?”
- “Con đã gây ra lỗi, con nghĩ là con cần môt chút sự giúp đỡ của bố để có thể sửa nó ạ.”
Một phản ứng bình tĩnh với những rủi ro, những sai lầm hay những hành vi sai trái là một điều cần thiết với mỗi chúng ta. Tập trung vào việc dạy con cách sửa chữa, rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề của mình là cách mà bạn chuẩn bị một hành trang thật tốt để con không bị bỡ ngỡ và choáng ngợp trước những khó khăn khi trưởng thành.
Đó được gọi là Tính kiên cường.
Những đứa trẻ kiên cường sẽ hiểu rằng chúng có đủ mọi khả năng, phẩm chất và sự mạnh mẽ để đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc sống.
Quay trở lại với câu chuyện của cô bé 4 tuổi tuổi của mình, con bé đã kể cho nghe lỗi lầm của con, đó là việc con đã làm hỏng chiếc ga giường mà mình mới mua. Và con bé nghĩ rằng mình nên xin lỗi và giải quyết vấn đề như sau:
- “Mẹ có thể ngủ ở giường của con và con sẽ ngủ trên chiếc ga hỏng đó ạ.”
- “Chúng ta có thể đi đến cửa hàng và mua một chiếc gia khác nếu mẹ có thời gian trong hôm nay hoặc hôm khác cũng đươc ạ.”
- “Con có tiền tiết kiệm và con sẽ trả tiền cho chiếc ga mới và giúp mẹ trải ga ạ.”
Đó là những cách giải quyết của con gái mình. Những giải pháp đến từ việc nhận trách nhiệm cho hành động của mình. Mình đã không cần nói với con rằng con đã sai khi làm hỏng nệm giường của con, con bé đã biết rõ điều đó, con bé nhận mọi trách nhiệm về mình và cố gắng tìm ra những giải pháp để sửa chữa.
Mình chắc chắn rằng mình sẽ không bao giờ áp đặt lên con những hậu quả nặng nề, điều trước tiên chúng ta cần làm chính là dành thời gian và kiên nhẫn với con. Bạn sẽ nhận được nhiều điều giá trị hơn là những hình phạt không hiệu quả.
————
Thân mến,
Hoàng Ngọc Hân – Làm mẹ an nhiên