NHỮNG RANH GIỚI, THÓI QUEN SINH HOẠT VÀ THỜI GIAN NGỦ: 13 THÓI QUEN GIÚP ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI CỦA TRẺ TỐT HƠN

Tôi tiếp tục đọc một số bài viết với chủ đề về trẻ em được xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Trên thực tế, sẽ không khó để bạn bắt gặp những bài viết với nội dung về những đứa trẻ mắc chứng “Rối loạn nhân cách ái kỷ” những đứa trẻ “lười biếng” hay “tự kỷ”.

Là những người làm cha mẹ, bạn đọc những bài viết đó và cảm thấy lo sợ bởi những thông điệp mang tính áp đảo và sợ hãi.

Vậy chính xác điều gì là đúng đắn để làm? Tôi làm sai ở đâu? Tôi có nên bắt đầu tạo một tài khoản tiết kiệm để dành cho các buổi trị liệu của con tôi không trong tương lai không?

Phần khiến tôi sợ nhất là sự phán xét trong việc nuôi dạy con cái trong thời kì hiện đại. Chúng ta nghĩ rằng sẽ an toàn hơn (và dễ dàng hơn) khi để con không phải làm gì cả, ngồi trước TV và ẩn mình trong thế giới tràn ngập những điều tưởng tượng không có thực. 

Bạn nên biết một vài điều.

Sự thay đổi bắt đầu khi bố mẹ song hành cùng con tại một thời điểm. Bạn có một cơ hội tuyệt vời để xây dựng một nền tảng – điều mà cần đến sự liều lĩnh và lòng can đảm nhưng cũng đầy khao khát.

Nền tảng này dành cho những những thứ như sự rộng lượng, tính trách nhiệm, sự cảm thông, sống tình cảm, sự tử tế, lòng tốt và sống đạo đức – tất cả đều bắt đầu hình thành trong những năm đầu của trẻ. Đây là một phần khó khăn.

Nó bắt đầu với chúng ta – những người cha người mẹ. Những đứa trẻ thậm chí không thể suy nghĩ ở mức độ trưởng thành cần thiết để phá vỡ một chu kì hành vi/thói quen của mình. Vì vậy, với trách nhiệm của những người làm cha mẹ – nó phải bắt đầu với chúng ta. Nền tảng cho những đứa trẻ được nuôi dạy tốt luôn bắt đầu với chúng ta.

Dưới đây là 13 cách đơn giản giúp cha mẹ nuôi dạy trẻ tốt hơn. Hãy trở về với những điều cơ bản!

1. Ranh giới

Rất dễ để thực hiện điều này đúng chứ?

Nhưng…  thật khó để thiết lập những ranh giới cho trẻ nhỏ và giữ vững được lập trường của chúng. Điều này đặc biệt đúng khi mà những đứa trẻ có thói quen trì hoãn một việc gì đó, gào thét hoặc dùng những từ ngữ đe dọa kiểu như: “Con ghét mẹ”.

Hãy nhớ rằng khi con trẻ hành động theo cách đó, chúng đang đáp ứng những nhu cầu cá nhân của chính mình và chúng chỉ biết thực hiện theo cách đó. Sự phụ thuộc và đáp ứng những ranh giới mà bố mẹ đã đặt ra –  nó có thể mất một thời gian dài trước khi con của bạn chấp nhận một cách vui vẻ.

Khi thói quen trì hoãn và việc la hét bắt đầu giảm, đây thực sự là dấu hiệu cho thấy con của bạn đang dần chấp nhận những ranh giới. Nếu giới hạn của bạn giống như một bức tường (và nó không phải là cánh cửa để có thể mở ra mở vào nhiều lần) con sẽ không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận và thực hiện.

Thế giới là một nơi với nhiều điều phức tạp và hỗn loạn. Những ranh giới sẽ giúp con của bạn, không chỉ cảm thấy an toàn mà còn trưởng thành, chín chắn hơn.

Hãy kiểm chứng lại chính mình và nghĩ về những ranh giới thực sự là gì. Sau đó nhớ rằng, những ranh giới phải là những bức tường gạch, không phải những là những cái cửa. 

2. Những thói quen hàng ngày

Có rất nhiều những điều mới mẻ và thử thách bạn có thể dành cho con. Học về tính tự kiểm soát và sự đồng cảm. Học về cách làm thế nào để là một người bạn và cách tương tác với những người khác.

Đó là những điều lớn lao cho con trẻ để học. Việc sử dụng những dụng cụ đơn giản như những tấm thẻ mô tả những thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể giúp con trẻ cảm thấy an toàn và thực sự thoải mái.

Một đứa trẻ cứng cỏi, kiên quyết? Thậm chí là còn hơn thế. Những thói quen sinh hoạt thường ngày cho phép những đứa trẻ cảm thấy bản thân tự kiểm soát, tự điều khiển mọi việc của mình – điều đó thực sự quan trọng để giúp con trở thành một người kiên quyết, tự lập. 

3. Thời gian ngủ

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí não. Nó giúp chúng ta xử lí các công việc trong ngày và học từ đó. Não bộ của trẻ không ngừng phát triển và tạo nên hàng tỉ tỉ liên kết khác nhau trong 10 năm đầu đời. Do vậy, trẻ chắc chắn phải ngủ để nuôi dưỡng và phát triển não bộ.

Giữa những hoạt động vui chơi và việc bị ép vào một khung giờ ngủ khoa học, những đứa trẻ sẽ đi ngủ sau đó; sẽ mất một thời gian khó khăn để con tập quen với điều này.

Một trong những điều cơ bản nhất bạn có thể làm cho những hành vi của trẻ, giúp chúng khỏe mạnh và tích cực chính là giúp con có được giấc ngủ mà chúng cần có. 

4. Sự đồng cảm

Những đứa trẻ thực sự cần điều gì để được hạnh phúc và thành công? Câu trả lời bất ngờ nhất chính là: Sự đồng cảm.

Nó là đặc điểm cho phép chúng ta “walk in another person’s shoes” (thấu hiểu người khác). Những nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng dự đồng cảm giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định đến hạnh phúc và thành công.

Mọi thứ không phải là sinh ra đã có, trẻ không tự nhiên hiểu được về sự đồng cảm cũng như chúng không tự nhiên mà biết cách gọi một tách café tại cửa hàng Starbuck (nháy mắt). Đó là một hành vi học được. 

5. Những cái ôm

Có một câu nói của Virginia Satir, một nhà tâm lí trị liệu, “Chúng ta cần 4 cái ôm mỗi ngày để tồn tại. Chúng ta cần 8 cái ôm mỗi ngày để duy trì sự sống. Chúng ta cần 12 cái ôm mỗi ngày để phát triển.”

Theo các nghiên cứu khoa học, đây là “ngưỡng ôm tiêu chuẩn” để cơ thể bạn sản xuất ra lượng neuropeptide oxytocin – một loại “hormone tình yêu” tự nhiên được sản sinh ra từ tuyến yên có những tác dụng vô cùng mạnh mẽ đối với sức khỏe của chúng ta.

Những nghiên cứu chỉ ra rằng việc ôm có hể làm tăng lượng oxytocin. Khi oxytocin tăng sẽ dẫn đến sự phát triển của một số loại hormones, ví dụ như Isulin – điều trị bệnh tiểu đường, giúp cân bằng lượng đường trong máu và duy trì lượng đường này ở mức bình thường.

Nuôi dưỡng thói quen dành những cái ôm cho con mỗi ngày có thể thúc đẩy quá trình phát triển của một đứa trẻ theo hướng tích cực. – Pamela Li, người tạo Parenting for Brain. 

6. Những cha mẹ hài hước

Trẻ nhỏ không nói, “Con đã có một ngày khó khăn” […] Chúng ta có thể nói chuyện được không?

Chúng sẽ nói, “Bố mẹ sẽ chơi với con chứ ạ?” 

Chúng ta không dành nhiều thời gian cho những cuộc vui và những trò chơi nữa. Mỗi ngày của chúng ta lấp đầy bởi những căng thẳng, mệt mỏi, áp lực công việc và chúng ta không hề nhận ra điều đó, khoảng cách giữa chúng ta và con ngày một lớn hơn, Những trò chơi là việc của bọn trẻ và để kế nối với chúng, chúng ta phải chơi cùng con.

Hãy dành thời gian để đặt điện thoại xuống và nhận ra rằng mà con trẻ cần, chúng ta. chơi. Cùng. Điều đó nghe có vẻ ngu ngốc nhưng những món đồ chơi thì vẫn sẽ ở đó còn những đứa con bé bỏng của chúng ta sẽ lớn dần, sẽ chẳng còn cơ hội để chúng ta có thể ôm con vào lòng và xem Tom&Jerry hay những trò đùa ngớ ngẩn v.v.

“Những hoạt động vui chơi tại không gian ngoài trời sẽ giúp con phát triển mọi thứ từ tính sáng tạo cho tới việc học thuật và ổn định cảm xúc.

Những đứa trẻ không thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời có thể sẽ gặp rất nhiều vấn đề, như cảm xúc thất thường – con sẽ khóc khi làm rơi chiếc mũ của mình, gặp vấn đề trong việc sử dụng bút viết hoặc có xu hướng bạo lực với bạn.” – Meryl Davids Landau, tác giả của Enlightened Parenting. 

7. Những công việc nhà

“Mặc dù thiết lập những công việc nhà cho con và quá trình đưa con vào những thói quen làm việc nhà là khoảng thời gian khó khăn, nhưng con cái của chúng ta sẽ học được rất nhiều điều từ đó”.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ làm việc nhà sẽ có lòng tự trọng cao hơn, có trách nhiệm cao hơn và có khả năng đối phó với sự thất vọng và kiềm chế sự hài lòng, tất cả đều đóng góp cho những thành công lớn ở trường.

Hơn nữa, nghiên cứu của Marty Rossman cho thấy rằng việc trẻ thực hiện những nhiệm vụ mà bố mẹ giao trong gia đình ở độ tuổi sớm có thể có tác động tích cực sau này trong cuộc sống.

Trong thực tế, Rossman nói, “Những dự báo tốt nhất về sự thành công của người trẻ tuổi vào giữa những năm 20 là họ tham gia vào các công việc gia đình khi họ ba hoặc bốn tuổi.” Deb Cohen, Trung tâm Giáo dục Nuôi dạy con cái. 

 

8. Giới hạn thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử

“Để não bộ của trẻ có thể phát triển một cách bình thường trong giai đoạn quan trọng, trẻ nhỏ cần những tác động đặc biệt từ môi trường bên ngoài.”

Đây là những quy tắc đã phát triển qua nhiều thế kỉ. Khi một đứa trẻ dành qua nhiều thời gian trước màn hình máy tính, điện thọai, chúng cũng sẽ nhận được nhiều tác động, kích thích khác nhau, tuy nhiên những kích thích này không đến từ thế giới thực sự, sự phát triển của trẻ sẽ theo hướng tiêu cực, dấu hiệu cụ thể chính là việc trẻ trở nên còi cọc. Tiến sĩ Liraz Margalit. 

“Để các mạng thần kinh của não phát triển bình thường trong giai đoạn quan trọng, trẻ cần các kích thích đặc biệt từ môi trường bên ngoài. Đây là những quy tắc đã phát triển qua nhiều thế kỷ của sự tiến hóa của con người, nhưng không ngạc nhiên – những kích thích thiết yếu này không được tìm thấy trên màn hình máy tính bảng ngày nay.

Khi một đứa trẻ dành quá nhiều thời gian trước màn hình và không nhận được những kích thích cần thiết từ thế giới thực, sự phát triển của cô trở nên còi cọc. ”- Tiến sĩ Liraz Margalit. Behind Online Behavior

10. Những trải nghiệm, không phải là mọi thứ.

Trẻ nhỏ đòi hỏi ít và những trải nghiệm thì có nghĩa với chúng hơn rất nhiều. Khi chúng trưởng thành, chúng sẽ nhớ khoảng thời gian mà bạn bắt nòng nọc ở hồ, hoặc cúng chúng xây lâu đài cát trên biển.

Những trải nghiệm tuyệt vời nhất chẳng hề tốn kém nhưng sẽ chẳng gì có thể mua được, như một buổi dạo chơi trong công viên, thổi bong bóng ở sân sau, vẽ phấn trên vỉa hè, hoặc ném bóng, nhưng tất cả đều có điểm chung: đó là con được làm cùng cha mẹ.

Những gì trẻ em thực sự muốn trong cuộc sống là khoảng thời gian ý nghĩa ở bên cha mẹ. ”- Sally White – nhà văn viết về những điều nuôi dạy con cái. 

11. Những ngày chuyển động chậm

“Tôi khuyến khích các bậc cha mẹ dành nhiều thời gian để chú ý đến con cái của mình, bất kể là khi chúng đang chơi hay đang ăn. Dành một vài phút để quan sát và thấu hiểu.

Hãy luôn nhớ và nhắc nhở bản thân rằng việc để mắt đến con thường xuyên quan trọng đến nhường nào. Hãy tạm thời ngưng lại sự bận rộn, sống chậm lại một chút để thấu hiểu và yêu thương con cái.”

12. Đọc sách cho con

“Một trong những việc quan trọng mà các bậc cha mẹ có thể làm, ngoài việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con, thì hãy đọc sách với chúng mỗi ngày. Điều này có nghĩa rằng khi mà chúng còn là những đứa trẻ sơ sinh, thậm chí chưa thể nói, bạn vẫn có thể duy trì việc đọc cho con mỗi ngày.

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc đọc cho trẻ trong những năm đầu sẽ giúp con học nói, tương tác và gắn bó với cha mẹ và biết đọc sớm hơn.

Đối với những đứa trẻ đã biết đọc, điều đó sẽ giúp con cảm thấy gần gũi với người chăm sóc, hiểu về thế giới xung quanh và trở thành một công dân tốt của thế giới.” – Amy Joyce, nhà văn viết về việc nuôi dạy con cái.

13. Âm nhạc

Các nhà khoa học chỉ ra rằng khi trẻ nhỏ học chơi nhạc, não bộ của chúng bắt lắng nghe và xử lí âm thanh – cái mà chúng không thể nghe được.

Điều này giúp sẽ giúp trẻ phát triển “hoạt động sinh lí của bộ máy phân tích thính giác” – hoạt động này có thể hỗ trợ cho việc đọc, viết, giúp cải thiện kết quả học tập của con ở trường.

———

Thân mến,

Hoàng Ngọc Hân – Làm Mẹ An Nhiên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.