SỰ VÂNG LỜI: TẠI SAO PHẢI NÓI VỚI TRẺ NHỮNG 5 LẦN?

“Trong một trường hợp điển hình: một người cha đã yêu cầu cậu con trai tám tuổi của mình đi tắm trong năm lần. Sau lần yêu cầu thứ năm không nhận được sự phản hồi của cậu bé, người cha đã kéo cậu vào nhà tắm để cậu ở đó. Vài phút sau, cậu bé vẫn chưa tắm và đã vào một phòng khác để chơi điện tử”. – Elizabeth Kolbert

Trường hợp này có thể hơi tiêu cực, nhưng hầu hết các bậc phụ huynh mà tôi biết đều có một vài phiên bản phàn nàn về điều này. Đó là một câu hỏi hay: “Tại sao trẻ nhỏ không làm ngay khi chúng tôi nói lần đầu?” và có một câu trả lời thực sự tuyệt. Dưới đây là 8 lí do được lấy ý kiến từ trẻ nhỏ – cộng thêm những giải pháp phù hợp dành cho các bố mẹ.

Sự vâng lời
Sự vâng lời

1. Bố mẹ không chia sẻ với con những sở thích ưu tiên của chúng

Không đứa trẻ nào hiểu được tại sao việc đi tắm lại có vẻ rất cần thiết với bạn đến thế. Và mọi đứa trẻ đều có những “công việc” gì đó mà chúng đang làm, chuyện đó quan trọng với chúng hơn. Nó có vẻ không quan trọng với bạn, nhưng việc chơi của trẻ là công việc của chúng – đây là cách mà chúng học. Đó là một điều tốt, bạn tất nhiên sẽ muốn một đứa trẻ tự vận động hơn là lúc nào cũng đòi bố mẹ đến chơi cùng chúng.

Giải pháp:

Đầu tiên, kết nối với con bằng việc chú ý tới những việc con đang làm và chấp nhận những ưu tiên của con:

“Ồ, hãy nhìn những đường ray phức tạp mà con đang xây dựng kìa! Con có thể chỉ cho bố cách chúng hoạt động được không?”

Sau đó, hãy đưa ra lời cảnh báo với con:

“Nhôm, đến giờ đi tắm rồi. Con muốn tắm luôn bây giờ hay 5 phút nữa? Được thôi, vậy 5 phút nữa và không được lề mề? Đó là một thỏa thuận giữa chúng ra nhé – hãy bắt đầu thôi nào!”

2. Bố mẹ không hề quan tâm cho đến khi mà các con hét lên và đe dọa

Những đứa trẻ không hề ngốc nghếch. Con biết là con có thể tiếp tục xem TV nếu như con phớt lờ những lời bạn nói. Điều đó không thể hiện con là một đứa trẻ hư, đó chỉ là hành vi bình thường của một người. Vì vậy nếu con của bạn phớt lờ những yêu cầu của bạn, điều đó chỉ chứng tỏ rằng bạn đã không hề nghiêm túc khi dạy con.

Giải pháp:

Thay vì đưa ra những yêu cầu từ bên kia phòng, hãy đến gần con hơn. Kết nối với con bằng cách nhận xét những gì mà con đang làm. Sau đó nói:

“Nhôm… Mẹ cần nói chuyện với con một chút…”

Và chờ cho đến khi mà con chú ý vào bạn. Nếu con bé vẫn đang chằm chằm nhìn vào màn hình TV, hãy cảnh cáo trước rằng bạn sẽ dừng trò chơi hoặc tắt TV. Đừng đưa ra những chỉ thị khi mà con chưa nhìn vào bạn, làm vậy để con biết rằng bạn nghiêm túc. Nếu con bé thi thoảng lại liếc nhìn vào màn hình TV, hãy yêu cầu con nhắc lại những gì bạn vừa nói. Chỉ đưa ra một lời cảnh cáo, sau đó chú ý đến thời gian bạn giới hạn cho yêu cầu và theo dõi. Nếu bạn không làm vậy, bạn đang khiến con cảm thấy những lời của bạn thực sự không hề nghiêm túc.

3. Những đứa trẻ cần sự giúp đỡ của bố mẹ để thay đổi quyết định

Khi bạn đang hăng say trước màn hình máy tính, bạn có cảm thấy khó khăn khi ai đó kéo bạn ra hay không? Trẻ nhỏ trải qua những lời cằn nhằn lặp đi lặp lại của bạn, và các bố mẹ như chúng ta trải qua sự mè nheo của con, điều đó có nghĩa rằng bọn trẻ đang cố gắng để chấm dứt sự theo dõi của bố mẹ và tiếp tục chơi.

Giải pháp:

Đưa ra một lời cảnh báo. Khi bạn quay trở lại sau 5 phút, hãy kết nối lại với con bằng một lời nhận xét kiểu như: “Wow, nhìn những chiếc xe lửa kìa…” hãy nhắc nhở con về thỏa thuận của bạn:

“Được thôi, Nhôm, đã 5 phút rồi. Con nhớ thỏa thuận của chúng ta chứ? 5 phút và không được viện cớ. Đến giờ đi tắm rồi”. 

Sau đó, hãy tạo một vài điều thú vị từ trò chơi của con với những yêu cầu của bạn kiểu như:

“Con có muốn 2 động cơ này đi ra khỏi đường đua và chạy đến nhà tắm không? Đây nhé, mẹ sẽ đẩy cái này đến phòng tắm và con sẽ nhận nó, chạy đến phòng tắm ngay nào”.

4. Vùng vỏ não trước trán của trẻ vẫn đang phát triển

Vùng vỏ não trước trán vẫn đang phát triển khả năng thay đổi suy nghĩ từ những gì con muốn chuyển sang những gì mà bố mẹ muốn. Mỗi khi bạn thiết lâp một yêu cầu nào đó, con của bạn bắt buộc phải đưa ra một lựa chọn. Khi mà con quyết định những gì mối quan hệ của bạn với con quan trọng hơn những điều mà con muốn, con sẽ nghe theo lời của bạn. Mỗi lần con làm điều đó, đồng nghĩa với việc con đang tăng cường khả năng tư duy của não bộ để hướng đến mục tiêu cao hơn. Đó là cách trẻ phát triển tính tự giác. Nhưng điều này chỉ đạt hiệu quả khi mà con thực sự sẵn sàng và đồng tình. Nếu bạn lôi kéo và la hét với con, con sẽ chỉ thực hiện một cách miễn cưỡng mà thôi. 

Giải pháp:

Thiết lập những giới hạn với sự đồng cảm vì vậy con bạn sẽ MUỐN  hợp tác và để cho não bộ được phát triển đúng hướng và lựa chọn những mục tiêu cao hơn.

5. Những đứa trẻ cảm thấy mình không được lắng nghe và bị đẩy ra

Chúng ta không thể KHIẾN cho trẻ nhỏ VÂNG LỜI, nếu chúng ta không sẵn sàng là tổn thương chúng. Các con phải MUỐN hợp tác. May mắn thay, những đứa con của tôi thường xuyên nghe theo lời của bố mẹ miễn là con cảm thấy được lắng nghe và có cơ hội để được kiểm soát và lựa chọn.

Giải pháp:

Xác nhận quan điểm của con. Nếu có thể, hãy cho con một sự lựa chọn.

 “Mẹ đang lắng nghe con. Con đang nói to và rõ ràng rằng – KHÔNG TẮM! Con thực sự không muốn tắm. Và… mẹ cá là khi mà con lớn thêm một chút nữa, con cũng sẽ KHÔNG BAO GIỜ đi tắm, đúng không? Tối nay con bắt buộc phải tắm rửa sạch sẽ. Con có sự lựa chọn: con có thể cọn tắm ở bồn tắm hoặc vòi hoa sen”.

Đôi khi, việc lắng nghe những quan điểm của con có thể giúp bạn thỏa hiệp hoặc thay đổi quyết định của bạn. Điều đó ổn thôi. Chỉ cần đưa ra những lí do của bạn để giải thích cho con hiểu, con của bạn sẽ nhận ra ý kiến của mình là đúng đắn khi nó có thể thay đổi tâm trí của bạn, đó không được coi là sự bướng bỉnh của con. 

6. Những đứa trẻ cảm thấy thiếu sự kết nối với bố mẹ

Khi trẻ nhỏ không nghe theo lời của bố mẹ, đó là bởi vì con cảm thấy thiếu sự kết nối với chúng ta. Tại sao con lại cảm thấy như vậy? Bởi vì con phải xa bạn cả một ngày. Hoặc bạn đã nặng lời với con vào sáng nay. Hoặc là con đang tức giận bạn bởi bạn luôn luôn chỉ quan tâm đến em bé mà bỏ rơi con. Hoặc bạn không lắng nghe những lời giải thích của con mà đã đưa ra những hình phạt kỉ luật. Và cũng có thể con cảm thấy mình quá bé nhỏ trong thế giới rộng lớn và điều đó thật đáng sợ. Tất cả những cảm xúc sợ hãi đó sẽ đẩy con những cảm xúc tiêu cực – thứ đẩy con đến sự ngắt kết nối.

Giải pháp:

Đồng cảm với những điều con đã trải qua, cả khi mà bạn đang đưa ra yêu cầu cho con. Điều đó sẽ xây dựng lại liên kết giữa hai mẹ con. Hãy hãy chuẩn bị sẵn sàng cho bất kì cảm xúc nào biểu lộ những biểu cảm trên gương mặt của con. Khi con cảm thấy sự ấm áp, kết nối sẽ mạnh mẽ hơn. Sau khi con có cơ hội để cho bạn thấy sự áp lực đang đè nặng lên vai của con, con sẽ cảm thấy được kết nối và hợp tác.

7. Những đứa trẻ không bao giờ rời bỏ bố mẹ

Những đứa trẻ luôn hiểu bố mẹ là những người nuôi dưỡng và giáo dục cho chúng. Để con cảm thấy chúng ta luôn bên cạnh con, con sẽ muốn làm hài lòng bố mẹ. Vì vậy, nếu con của bạn vẫn tỏ ra thách thức, hay chính bạn đang giữ cái tôi và thể hiện quyền lực với con, đó là một dấu hiệu nguy hiểm cho mối quan hệ của bạn và con.

Giải pháp:

Nửa giờ đặc biệt, chỉ bạn và con, mỗi ngày. Điều này dường như quá đơn giản đến mức mà hầu hết các bố mẹ đều đánh giá thấp tác động của nó. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy khoảng thời gian đặc biệt dành cho con gây ra sự thất bại trong mối quan hệ mà ngược lại, nó luôn giúp những đứa trẻ hợp tác nhiều hơn. Đó là một biểu hiện rõ ràng về tình yêu của bạn, sự sẵn sàng của bạn là để đặt con của bạn lên vị trí ưu tiên và yêu thương con hết mực.

Tiếng cười cũng là cách để kết nối với con, những đứa trẻ cần cười mỗi ngày, những tiếng cười khúc khích mỗi buổi sáng hay mỗi buổi tối. Khi giữa bạn và con xảy ra sự căng thằng, tiếng cười chính là cách dễ dàng nhất để gia đình vui vẻ trở lại.

8. Những đứa trẻ cũng là những con người

Tất cả mọi người đều có hành động phản kháng lại sự kiểm soát và những đứa trẻ cũng vậy. Khi mà con càng cảm thấy “mình bị bắt nạt” con sẽ càng chống cự lại mạnh mẽ hơn. Những đứa trẻ luôn luôn phải phục tùng theo sai bảo của người khác sẽ mất dần chính kiến và khả năng tự bảo vệ mình.

Giải pháp:

Hãy chắc chắn rằng bạn để con biết bạn đang ở cạnh con và bạn cho con những lựa chọn. Hãy dạy bảo con từ từ thay vì cố gắng kiểm soát con. Lắng nghe con của bạn – lắng nghe những suy nghĩ của con bởi lúc đó bạn có thể thấy con dám đứng lên để bảo vệ chính kiến của mình. Những người làm bố mẹ như chúng ta sẽ cảm thấy an tâm vì con sẽ tránh được việc bị lợi dụng.

Các cuộc thảo luận về vấn đề liệu trẻ em có trở lên hư hỏng hay không luôn luôn buộc tội các bố mẹ vì đã nuôi dạy trẻ không biết vâng lời. Nhưng bạn có muốn nuôi dạy một đứa trẻ biết vâng lời nhưng thực sự lại không muốn hợp tác? Điều này rất khác với sự vâng lời, nơi mà sự kỉ luật và sự hợp tác xuất phát thực sự từ đứa trẻ. H.L Mencken nói:

“Đạo đức chính là làm những điều đúng đắn dù ai đó có nói gì . Sự vâng lời chính là làm theo những điều mà ai đó nói bất luận là đúng hay sai.”

Bài viết này được lấy từ một bài báo – bài không đề cập tới bất kỳ lí do nào về việc tại sao những đứa trẻ không làm theo những gì bố mẹ nói. Thay vào đó, Kolber nói những đứa trẻ phớt lờ đi bố mẹ của chúng là vì “Bố mẹ muốn những đứa trẻ phải đồng tình” và lo lắng rằng chúng ta sẽ làm tổn hại… những đứa trẻ bởi việc gây cản trở chúng.” Lời buộc tội này xuất hiện trong hầu hết mọi buổi thảo luận, cho rằng trẻ nhỏ ngày nay hư hỏng.

Nhưng tôi không đồng tình với điều đó. Một người cha nhấc một cậu con trai 8 tuổi lên và đặt thằng bé vào phòng tắm, sau đó không ngần ngại đưa ra những giới hạn, yêu cầu là bởi anh ta muốn con phải nghe theo. Dường như là cậu con trai đã không nghe theo những lời mà bố nói và đã không thực hiện. Và anh ta đã dạy con cách phớt lờ những gì mà bố mẹ nói. Và rất có thể, buổi tối hôm đó kết thúc trong sự la hét và mắng mỏ, điều mà làm giảm đi sự tôn trọng và kết nối ở nơi con. Cứ vậy, sự hợp tác sẽ ngày một giảm.

Việc thiết lập những ranh giới của sự cảm thông nghe có vẻ như rất rắc rối phải không? Nhưng nó là sự khởi đầu. Chắc chắn sẽ dễ dàng hơn khi trẻ ngay lập tức vâng lời chúng ta, và việc thực hành các công việc của bản thân một cách nhất quán không những hình thành nên một đứa trẻ kỉ luật mà con giúp con biết theo dõi và tự kiểm soát các thói quen, hành vi của mình. Bạn không cần phải nhắc lại năm lần để con nghe theo mà hãy làm cho mọi chuyện dễ dàng hơn bằng những cách đơn giản, khéo léo.

Nguồn: http://thenaturalparentmagazine.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.