Quay trở lại thời ấu thơ của riêng bạn. Bạn có nhớ những lần nằm ngửa ngoài trời và ngắm nhìn những vì sao? Vui chơi bên ngoài với bạn bè và có quyền tự do lựa chọn bất kỳ trò chơi nào mà bạn muốn hoặc bất cứ bộ phim nào mà bạn muốn xem? Ở một mình trong phòng ngủ, cuộn tròn trong chăn và đọc một cuốn sách hay trò chuyện hàng giờ với những con thú nhồi bông của bạn?
Tôi nhớ tất cả những điều đó. Nhưng những đứa trẻ ngày nay lại không có những trải nghiệm như vậy, bởi vì chúng không được trao cơ hội. Thay vào đó, quá nhiều trẻ em ngày nay đang phải sống với cuộc sống quá gò bó, chúng không có thời gian để làm những điều mà chúng thích.
Lẽ phải thông thường, tất nhiên, là cần có những lần thay đổi. Trẻ nhỏ cần được “chuẩn bị” cho một tương lai sẽ có nhiều thách thức hơn những người lớn chúng ta. Nhưng nếu những điều được gọi là “lẽ phải thông thường” đó là sai thì sao?
Bằng trực giác, bạn nên biết rằng con bạn – tất cả mọi người, trên thực tế – cần thời gian chết.
Bạn biết sẽ căng thẳng như thế nào khi bạn bị gò bó quá nhiều về thời gian, nó quá áp lực và sẽ khiến bạn choáng ngợp. Nếu bạn đã hiểu được những gì mình phải trải qua và cái giá mà mình phải trả – bạn chắc hẳn cũng không muốn con mình phải chịu đựng điều đó.
Tuy nhiên, bạn nên tự hỏi liệu có đủ cho con khi mà chỉ đơn giản là tham gia vào các hoạt động vui chơi và giải trí bình thường hay không. Dành thời gian để “không làm gì”. Hãy đi thăm dò ý kiến của phụ huynh và họ sẽ đồng ý rằng vui chơi là quan trọng đối với trẻ em. Nhưng ngay cả những người có đánh giá cao tầm quan trọng của việc vui chơi thì họ cũng có thể bị dao động khi phải đối mặt với những áp lực từ hàng xóm và bạn bè – những người tin rằng việc học và học sẽ giúp cho con của họ vượt trội hơn tất cả những người khác vì vậy họ sẽ cố gắng giữ cho con mình thật “bận rộn”.
Đương nhiên, lại thêm một vấn đề nữa là bạn sẽ cảm thấy lo lắng rằng chính mình sẽ khiến con bị tụt hậu nếu chỉ cho phép con làm những điều chúng thích. Điều gì sẽ xảy ra khi bản CV của con có vẻ “thưa thớt” hơn sơ với những người khác? Điều gì sẽ xảy ra nếu như con sẽ chẳng bao giờ tìm thấy được chính mình khi không được tham gia quá nhiều hoạt động trải nghiệm để nhận ra được những điều gì là phù hợp với mình? Và điều gì sẽ xảy ra khi những gì bạn đang làm là gián tiếp biến con thành một kẻ lười biếng?
Đây là một số câu hỏi khác mà tôi muốn bạn suy ngẫm?
- Nếu bạn khiến các con bỏ lỡ những điều tuyệt vời của thời thơ ấu (vậy thì thời điểm hay quãng thời gian nào sẽ là một phần đáng nhớ trong cuộc đời của chúng?), mai này lớn lên con sẽ có được những vốn sống gì để đối mặt với những áp lực và khó khăn trong cuộc sống?
- Bỗng trong một khoảnh khắc nào đó ở tuổi trưởng thành, con muốn tìm lại những khoảnh khắc vui tươi và sự vô tư trong cuộc sống, con sẽ tìm về những tháng ngày trẻ thơ ở đâu?
- Con cái chúng ta sẽ tìm thấy niềm vui hay nguồn cảm hứng nào khi sống như một người lớn và theo đuổi những mục tiêu hướng đến sự thành công to lớn?
Phải, chúng ta muốn chuẩn bị cho con của mình một tương lai thật tốt. Nhưng việc sống trong điều kiện gò bó về thời gian với một cuộc sống được “lập trình” quá rõ ràng không phải là cách hay để làm điều đó. Đó là “kiểu thời thơ ấu” mà chỉ đầy áp những căng thẳng – những đứa trẻ chẳng có một giây phút nào để giải trí. Sẽ chẳng bao giờ có thể sống trong những suy nghĩ và mong muốn của mình. Đối mặt với những khoảng thời gian cô đơn một mình hay yên tĩnh là điều cần thiết để giải quyết vấn đề và phục hồi chính mình.
Phải vậy, nếu bạn muốn con của mình lớn lên trở thành một người thông minh, tháo vát, bạn sẽ phải bắt đầu ngay bây giờ. Nhưng điều đó có nghĩa là con của bạn cần có những khoảng thời gian và hoạt động “không có cấu trúc”, “không bị gián đoạn” – bởi vì đó là khoảng thời gian riêng chúng được sống trong thế giới của mình và điều đó sẽ kích thích sự sáng tạo của con. Trí tưởng tượng – sự sáng tạo – những ý tưởng – chúng đều được nảy sinh từ việc con suy nghĩ, phân tích về một vấn để và phớt lờ mọi thứ xung quanh.
Một đứa trẻ có những khoảng thời gian để suy nghĩ sẽ biết cách tạo ra một trò chơi như thế nào, làm sao để tạo ra một kịch bản thú vị cho vở diễn, xây dựng những pháo đài vững chắc hay ước mơ về tương lai của mình. Một đứa trẻ không có thời gian để tự do trong thế giới của mình sẽ chỉ phát triển khả năng làm những gì mà con được chỉ bảo từ trước. Và đứa trẻ đó chắc chắn sẽ không phải là một người sáng tạo với những sáng kiến thông minh và đặc biệt.
Thời gian chết – đôi khi là khoảng thời gian giúp con của bạn tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, đam mê và tài năng của mình. Khi con thử sức với một loạt những hoạt động theo cách riêng của mình, con sẽ phát hiện ra những điều mình thích và không thích. Và khi đó, con sẽ biết dành nhiều thời gian cho những thứ mình yêu thích, tập trung nghiên cứu về nó và đó là nguyên nhân khiến cho những kỹ năng của con ngày càng phát triển trong lĩnh vực mà con thích.
Có thời gian chết sẽ cho phép con bạn có thời gian tham gia vào những trò chơi có tính xác thực (tự chọn, tự định hướng và không có bất cứ mục tiêu cụ thể nào) – một mình và với người khác. Bởi việc chơi sử dụng những tư duy, chiến lược khác nhau (một kỹ năng rất cần thiết trong thế kỷ 21) nên khả năng giải quyết vấn đề của con sẽ tăng lên. Nếu con có thời gian để thực hiện kế hoạch của mình và đưa chúng đến kết quả cuối cùng, con sẽ được trải nghiệm sự hài lòng của bản thân.
Nhìn vẻ bề ngoài, thời gian chết có thể tương đương với việc lãng phí thời gia. Nhưng thực chất, có rất nhiều điều con sẽ làm và nhận được từ nó.
Vậy những ông bố bà mẹ như chúng ta cần làm gì?
Lời khuyên của tôi là…
Hãy an ủi bản thân với bằng những lời của Einstein, ông nói: “It’s not that I’m so smart, it’s just that I stay with problems longer.” (Không phải là tôi rất thông minh, chỉ là tôi ở lại với các vấn đề lâu hơn.) – Ở lại với những vấn đề lâu hơn, tất nhiên nó sẽ không thể xảy ra nếu không có thời gian chết.
Hãy nhắc nhở bản thân rằng thời thơ ấu là một thời kỳ đặc biệt, quan trọng trong cuộc đời của mỗi người – và rằng chúng ta là con người, chứ không phải là những con người chỉ sống để làm việc và làm việc.
Nếu con của bạn không biết làm cách nào để tự chơi một mình, bạn có thể tham gia cùng con trong một vài hoạt động, chẳng hạn như giả vờ chơi và khéo léo bỏ đi khi bạn thấy con đã hoàn toàn tập trung trong thế giới của mình.
Nếu thời gian rảnh rỗi không phải là điều quen thuộc với con của bạn, ban đầu bạn có thể nghe thấy rất nhiều những than vãn về sự nhàm chán. Nhưng hãy bỏ qua những lời nói đó! Và bạn đừng để con đạt được mong muốn chơi những trò điện tử giải trí, một đứa trẻ phải trở nên tháo vát và trải nghiệm thật nhiều điều.
Trước tiên bạn sẽ nghe thấy rất nhiều phàn nàn về sự nhàm chán. Bỏ qua chúng! Và không chống lại sự cám dỗ để điện tử giải trí cho cô ấy. Một đứa trẻ chán phải trở nên tháo vát.
Ban đầu, một đứa trẻ không các kỹ năng để tự mình thực hiện các hoạt động, con sẽ cần sự giúp đỡ của bạn để xây dựng các ý tưởng về những việc cần làm. Một giải pháp cho bạn là nên cung cấp cho con những lựa chọn và để ở mức có giới hạn như 2 hoặc 3 lựa chọn để con không cảm thấy bị choáng ngợp trong việc đưa ra quyết định. Bạn có thể thông báo rằng bố có một cuốn sách mới đang chờ để được đọc; cho con những dụng cụ để con có thể tự mình vẽ bằng những ngón tay; hoặc hỏi xem liệu con có muốn phụ bạn làm một việc gì đó hay không – chẳng hạn như làm bánh hoặc dọn cỏ. Nếu không có lựa chọn nào trong số những lựa chọn này hấp dẫn con, bạn cần sáng tạo thêm nữa và hiểu con hơn!
Hãy củng cố niềm tin cho con rằng con có thể tự mình tìm ra một điều gì đó thú vị để làm. Ban đầu con có thể bối rối nhưng nếu con muốn khẳng định sự tự tin của mình, con sẽ tìm ra được điều gì đó.
Trong một thời gian dài ở Boston Globe, chuyên gia nuôi dạy con cái Barbara Meltz đã gợi ý rằng bố mẹ và con nên ngồi xuống để cùng suy nghĩ ra một danh sách các hoạt động mà con bạn thích. Nếu bố mẹ chỉ đơn giản là viết ra các hoạt động trong một mảnh giấy, để chúng vào lọ và cho con lựa chọn, con sẽ rất nhanh chán. Nhưng nếu bạn để con tự ra quyết định, con sẽ cảm thấy hào hứng và có trách nhiệm.
——–
Thân mến,
Hoàng Ngọc Hân – Làm mẹ an nhiên